Cập nhật : 10:44 Thứ năm, 11/4/2024
Lượt đọc : 118

Hoạt động tiếp cận đa văn hoá trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non tại trường mầm non Vĩnh An.

Ngày ban hành: 11/4/2024Ngày hiệu lực: 11/4/2024
Người ký: Nguyễn Thị Thanh Huyền - HPCM
Nội dung:

Giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá giúp trẻ biết sử dụng nhiều nhạc cụ âm nhạc, sử dụng âm nhạc từ nhiều nền văn hóa khác nhau, giúp khám phá và trải nghiệm sự đa dạng của âm nhạc. Hãy cho trẻ nghe các bài hát dân ca, nhạc cổ điển, nhạc hiện đại từ các quốc gia khác nhau. Trẻ sẽ có cơ hội tiếp xúc với các giai điệu và lời bài hát mang tính bản địa. Từ đó mở rộng hiểu biết về âm nhạc và văn hóa của các quốc gia trên thế giới.

            HÌNH ẢNH CÁC CHÁU 5T ĐANG NGHE CÔ HÁT BÀI "GÀ GÁY LE TE" - DÂN CA CỐNG KHAO

Giáo dục đa văn hóa nhằm xây dựng một môi trường giáo dục hòa nhập và bình đẳng cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ có sự đa  dạng về ngôn ngữ, phong  tục, tập quán và điều kiện kinh tế khác nhau. Giáo dục đa văn hóa mang ý nghĩa nhân văn lớn. Với bậc học Mầm non, giáo dục đa văn hóa có ý nghĩa quan trọng hơn. Vì đây là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành giá trị sống tích cực cho trẻ, giúp trẻ mở  lòng nhân ái, bình đẳng và tinh thần đoàn kết với bạn bè. Trẻ em sẽ phát triển sự nhạy cảm và sự hiểu biết về các giá trị, truyền thống và lối sống của những cộng đồng khác nhau, văn hoá của các vùng niềm khác nhau. Từ đó giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Như chúng ta đã biết âm nhạc thường đi kèm với ngôn ngữ và văn hóa cụ thể. Trẻ có cơ hội mở rộng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và phản xạ nhiều ngôn ngữ nhanh khi giao tiếp.

TIẾT MỤC NGHE HÁT INH LẢ ƠI 

Ngoài ra còn giúp trẻ khám phá sự đa dạng của âm nhạc, từ điệu nhảy đến nhịp nhàng. Điều này khích lệ trẻ thể hiện sự sáng tạo thông qua việc sáng tác nhạc, nhảy múa và biểu diễn.

Khi trẻ trải nghiệm âm nhạc từ các nền văn hóa, phát triển sự đồng cảm và tôn trọng đối với những người khác. Tạo nên một cộng đồng đa văn hóa trong lớp học, trẻ có đồng cảm và tôn trọng lẫn nhau. Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện: Giúp trẻ em phát triển kỹ năng âm nhạc, thúc đẩy sự phát triển toàn diện  về mặt tinh thần và văn hoá xã hội. 

                       TRẺ SỬ DỤNG CÁC NHẠC CỤ TRONG GIÁO DỤC ÂM NHẠC

           TRẺ BIỂU DIỄN TỰ TIN VỚI CÁC NHẠC CỤ ÂM NHẠC

TIẾT MỤC MÚA XOÀ HOA CỦA CÁC BÉ 5T TRƯỜNG MN VĨNH AN  

Thông qua hoạt động giúp trẻ có thêm hiểu biết và tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa của các vùng miền, yêu thích bài hát, thích nghe hát, thích hát và thể hiện mô phỏng một số động tác phù hợp với giai điệu bài hát. Bên cạnh đó giúp cho giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng trong việc dạy trẻ mầm non tiếp cận với đa văn hóa và tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục, hình thành kiến thức, hiểu biết và gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng truyền thống của mỗi dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.